AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

NGƯỜI VIỆT NĂM BỜ OĂN (2)

Chu Tất Tiến.‏

 

Kính chuyển đến quý vị và quý bạn đọc để thấy chúng ta cùng buồn như nhau...Đại hội các binh chủng, hội đoàn quân đội nào cũng như chợ vỡ, tiếng ồn ào lấn át hết tiếng của người giới thiệu chương trình và lời phát biểu của Ban Tổ Chức. Nếu mấy ông có chút tiếng tăm được mời lên nói chuyện về vấn đề gì đó trong các buổi họp có ăn uống, thì thật càng buồn thêm vì số đông đang "cụng ly dô dô"! Đây là chưa nói đến giấy mời lúc 6 giờ thì mãi đến gần hai tiếng sau mới bắt đầu...

Buồn ơi ta xin chào mi...

 

 

NGƯỜI VIỆT NĂM BỜ OĂN (2)

Chu Tất Tiến.

 

Bữa hổm, ghi tên dự ngày họp mặt của các chiến hữu, nghe người đại diện của tổ chức cho biết có hơn 500 người dự, đã mừng là tinh thần chiến hữu vẫn còn cao, ai dè, khi đến nơi, mới thấy mình “bé cái lầm”! Mặc dù đã có nguyên tắc bất-thành-văn là  “đã tình nguyện ghi tên, thì phải đến, với bất cứ giá nào”, nhưng rất nhiều bàn “lơ thơ tơ liễu buông mành”, có bàn chỉ có 4 trự, còn 6 trự chắc bị đau ốm bất ngờ, bị “kẹt” xe, thiếu chỗ đậu xe.. nên không thấy xuất hiện! Bàn của mình thì chỉ có 3, mãi sau, mới thấy một vị nữa xuất hiện là 4. Rồi đến khi hết chương trình cũng vẫn chỉ có 4. Bực quá, mới đi tìm Thầy Tư Bôn Sa mà vấn kế.

Gặp Thầy Tư Bôn Sa đang cắm cúi đẽo gọt cây Bôn Sai nhỏ tí, bèn hỏi ngay:

-Thầy Tư! Sao bây giờ thiên hạ cư xử kỳ quá! Cứ hứa Lèo không à! Đã tự mình ghi tên tham dự họp bạn, rồi hổng thèm đến, thích ghi tên thì ghi, rồi thích ở nhà thì ở, không giữ lời, là sao vậy?

Thầy Tư buông cái kéo xuống, sửa lại cái gọng kính lão đã xệ, chậm rãi nói:

-Thế, mày không biết là Người Việt mình vẫn coi mình là Năm Bờ Oăn sao? Đã là Năm Bờ Oăn, thì muốn làm gì thì làm mà, “hu ke”!

Không được! Bực quá, bèn xổ ra một dọc:

-Năm bờ Oăn cái gì? Năm Bờ Ten thì có! Đa số là “con ma nhà họ Hứa” cả! Đã ghi tên thì phải đến! Ban tổ chức cứ đếm bàn mà trả tiền nhà hàng, mà nếu mình không đi, họ không dồn bàn được, thì lỗ chỏng gọng! Nhất là khi ban tổ chức là phụ nữ, từ… lỗ nhỏ đến lỗ to! Toàn lỗ là lỗ!

Thầy Tư thủng thỉnh:

-À! Mày nói đúng đó! Từ hồi ra ngoại quốc tới giờ, người mình đâm ra lai căng, chẳng còn giữ tư cách gì nữa. Ngay cả mấy vị “tai to, mặt lớn”, chủ tịch, cố vấn, giám sát, luật sư, bác sĩ.. này nọ, họ coi việc “hứa lèo” là “chuyện hàng ngày của huyện!”. Nghe người ta mời, thì muốn nổ cho vui tai, bèn nhận lời như máy: “Ồ! Nhất định chứ! Tôi phải đi chứ? Ai chứ ông (bà) mà mời, thì tôi không đi không được!”. Thế rồi, tỉnh bơ hát bài: “Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé!” Mà đại đa số là quý ông! Các bà mà đã hẹn sẽ đến thì nhất định sẽ đến! Chỉ trừ khi “i mớt dzân xi”, xe bị nổ lốp mà không ai kéo giùm thì mới không đến! Đi đám cưới cũng thế! Ngày vui quan trọng nhất của gia đình người ta, mà cứ coi như việc đến dự của mình là ân huệ, nên thích ban phát thì ban, không ban thì thôi, để cho nhà cưới méo mặt vì lỗ vốn! Có lần, chờ mãi mà bàn tao ngồi chỉ có 5,6 mạng đến, làm tao muốn chửi thề! Tao phải gọi nhà cưới ra, đề nghị dồn bàn, cho cô dâu chú rể khỏi kẹt! Cũng vất vả lắm khi phải dồn bàn.

Ngưng một lúc, Thầy Tư cười hì hì:

-Mày biết không? Người mình ngoài tính hay quên còn có tính vui chơi thoải mái lắm! Như cái vụ mời mấy ông có chút tiếng tăm đến nói chuyện chính trị hay văn hóa gì đó trong các buổi họp có ăn uống. Trong khi diễn giả nói ở trên sân khấu, thì ở miệt dưới cứ cụng ly: “Dzô! Dzô!” Có một ông nhà văn nổi tiếng gốc nhà binh, thấy mình nói chẳng ai nghe, chỉ “Dzô! Dzô”, ông nổi cơn nhà binh lên, cầm cái mi cờ rôi lên dọng xuống mặt bàn cái “cụp”, rồi nói lớn: “Tôi không hiểu sao quý vị tốn mấy ngàn đô la mua vé máy bay mời tôi qua nói chuyện mà lại ở dưới cứ “dzô! dzô” Thế thì mời làm chi?” Một diễn giả khác, khi thấy bà con cứ húp, chan, và nói chuyện lia chia, bèn buông cái mi cờ rô xuống, đứng lặng yên một lúc. Khi khán giả thấy đột nhiên yên lặng nặng nề, quay trở lại phía sân khấu, thắc mắc, lúc bấy giờ diễn giả mới tiếp tục. Thiệt là…

-Đúng vậy đó! Tui thấy còn chuyện này cũng cần kể cho Thầy Tư nghe. Đó là việc họp mặt đồng môn, đồng hương, có văn nghệ. Trong khi người hát cứ ráng hát hết hơi, thì ở dưới nói chuyện um sùm. Có khi cao hứng, đứng cả nhóm dậy, rồi bắt tay, cụng ly, ôm nhau, vỗ vai, chụp hình, nói chuyện ào ào như họp chợ, làm mấy diễn giả và ca nghệ sĩ cụt hứng! Coi như dịp gặp gỡ này hiếm có, nên vui như Tết, coi những ca sĩ, diễn giả toàn là những diễn viên phụ, còn ở dưới mới là diễn viên chính. Tội nghiệp cho ban tổ chức! Môt bà Em Xi phải nổi nóng, quát lên: “Yêu cầu các vị im lặng. Thật là bất lịch sự! Mời quý vị ngồi xuống!” Tại sao không đến sớm để hàn huyên? Hoặc có nói thì cũng nói khẽ chứ?

Thầy Tư thủng thẳng nói:

-Nói qua thì cũng nói lại. Thiệt ra ban tổ chức cũng không hoàn toàn né được cái trách nhiệm thảo chương trình của mình. Cứ mời mấy ông “nói dài, nói dở, nói dô diên” lên thì chả trách thiên hạ chán! Nhiều người thích “mặc áo thụng vái nhau”. Có một lần “ra mắt sách”, một diễn giả ca tụng tác giả lên tới mây xanh, rồi thêm vào cái bằng “cử nhân, kỹ sư.. “ của tác giả nữa, khiến một vị khách nóng máu nói lớn: “Mẹ kiếp! Cái bằng cử nhân ở Mỹ này như rạ, có cái quái gì mà phải khoe!” Vài diễn giả lên tự kể về tiểu sử mình, mong bà con vỗ tay cái chơi. Ở nhà, vợ con không vỗ tay, thi nhờ các

buổi họp mặt để “xin một tràng vỗ tay” cho đỡ ấm ức. Riết rồi bà con chán, không thèm nghe nữa. “Khổ quá! Biết rồi! Nói mãi!” Thế là “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên” chứ đâu phải tại một bên đâu. 

Thầy Tư cười hi hi:

-Mày biết không? Nhắc đến “con ma nhà họ Hứa”, tao cũng phải nhắc lại cái vụ đi dự mấy cuộc gọi là ra mắt sách ấy! Cũng hứa như đinh đóng cột: “Tui đến mà!” làm tác giả chờ dài cổ ra. Rồi lại bỏ để đến cuộc vui nào khác, chẳng thèm có một lời kiếu lỗi! À, mày biết không? Còn điều này nữa, tao phải nói, biết là nói ra thì kỳ, mà không nói không chịu được. Khi ra mắt sách, ban tổ chức có nhã ý mời bánh ngọt, cà phê, nước uống với những người có lòng tham dự thôi, mà thiên hạ… có nhiều người đến, không mua sách thì thôi còn gói bánh mang về, bỏ đi giữa chừng! Tao biết có một lần, ông tác giả nọ chơi sang, mua cả hai trăm phần ăn để trong hộp nhựa trắng, bầy trang trọng trên chiếc bàn dài, tưởng rằng bà con sẽ mua sách hay ít nhất cũng dự đến phút chót rồi mới thưởng thức món ăn mà tác giả kỳ công đi chọn! Ai dè, chỉ có chừng chưa tới một tiếng đồng hồ, đã vội vàng tay xách, nách ôm, mỗi người vác ra xe hai, ba gói rồi đi mất! Có người ôm cả bốn gói trắng xóa ở nách ra xe, vừa đi vừa cười. Tác giả đứng ngẩn người ra, gãi râu… Tao đã thấy rất nhiều lần, có người vừa bước vào phòng hội thảo, đi thẳng tới bàn để thực phẩm, lấy môt mớ rồi ra về ngay! Thiệt tình! Tao nghĩ là .. đó là tư cách mới của người hải ngoại đó, mày ơi!

Nghe Thầy Tư nói đúng quá, bèn gật gù:

-Ừa há! Tui thấy còn cái vụ “xin sách” nữa! Sách người ta viết sói trán, rồi bỏ tiền ra in, lại đến cười cầu tài: “Bác ký tặng cho tôi cuốn này được không?” Tác giả vừa mếu vừa ký. Không ký thì mang tiếng là “kẹo”. Mà ký tặng không như thế thì .. đứt ruột! Thầy Tư nói trúng quá! Thầy Tư số dách! Năm bờ oăn!

Thầy Tư quắc mắt:

-Nè! Cái thằng này! Mày lại định mặc áo thụng vái tao cho tao chóng chết sao?

-Hì! Hì! Hì! Thầy Tư thông cảm! Thông cảm! Quen miệng  rồi!

Chợt Thầy Tư nhướng mắt:

-Còn cái này nữa, lỡ nói thì nói luôn. Tao thấy mỗi lần giới thiệu một cuốn sách mới, bà con hay dùng cái nhóm chữ “Ra Mắt Sách”, rồi có người còn viết tắt là “Chương trình RMS” nữa! Cái này kỳ quá! Không phải văn phạm tiếng Việt! Người ta vẫn nói: “Cô dâu ra mắt hai họ!” Hoặc là “xin cho chú rể ra mắt bên nhà gái ạ!” Tức là một câu có chủ từ, động từ và túc từ! Chú rể (cô dâu) = chủ từ, ra mắt = động từ, hai họ = túc từ. Tiếng túc từ này bổ sung cho tiếng động từ “ra mắt”, cho nên nếu nói là “ra mắt sách” thì là ai ra mắt ai? Không lẽ nói người tham dự phải “ra mắt” cái sách sao? Chướng quá! Vậy nếu nói là “giới thiệu sách mới” thì hay nhất, có thể nói gọn là “giới thiệu sách” cũng được. Thôi, tao lại bắt đầu nói dài rồi!

-Hì hì! Cám ơn Thầy Tư! Tui dìa nghe thầy!...

 

Chu Tất Tiến.

 

NGƯỜI VIỆT NĂM BỜ OĂN (1)

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME