AcDieu225
Co Vang Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Acdieu

Món Ngon Quê Hương:

Khô Tra Cơm Nguội Ba Sinh


"Cách đây gần 4 thận niên, khi còn ỏ quê nhà trước năm 1975, những lần về Tây Ninh quê tôi, xơi thử món ăn đặc sản khô tra ngon đến đê mê dạ dầy mà không thể nào quên được. Cái cảm giác khoái khẩu khi mường tượng ta đi cầu cá tức ta nuôi cá, cá béo ngậy đầu lưỡi khi cá nuôi lại ta. Ấy, ấy đấy là luật tuần hoàn, luật công bằng của vũ trụ.

Kho_tra_com_nhuoi_Ba_sinh

Trong thiên nhiên của kiếp nhân thế ba sinh này, tôi chôm từ ngữ của cụ Nguyễn Du, của cụ bà Hồ Xuân Hương và của thầy Doãn Quốc Sỹ, ngày cùng thầy xơi cơm tấm Kiều Giang Houston trong plaza Hong Kong 4 một thuở, tôi được vinh hạnh thầy biếu bộ sách nay đã tuyệt bản là bộ trường thiên “Khu Rừng Lau” gồm bốn quyển có các truyện như: Người Ðàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến, Tình Yêu Thánh Hóa, Ðàm Thoại, Ðộc Thoại, Dòng Sông Ðịnh Mệnh, Sầu Mây, Ðốt Biên Giới, Gìn Vàng Giữ Ngọc, Cánh Tay Nối Dài, U Hoài, Gánh Xiếc, Vào Thiền, Người Việt Ðáng Yêu,... và  Ba Sinh Hương Lửa. Tôi chú ý cái tên tiền định "Ba sinh" của truyện Ba Sinh Hương Lửa trong quyển Khu Rừng Lau 1, nợ ân tình, tình nghĩa lứa đôi. Truyện chia làm 3 phần, 17 chương. Đại để có cô Miên bên vai chính nữ, vai nam có những Tân, Linh, Kha, Hiển, Uy, Hãng, Mạnh, Đồng,... và những nhân vật khác đóng góp cho cốt truyện ở vai trò làm cốt truyện đặc sắc hơn, nhưng kể ra sẽ dài lắm. Tôi thích chữ Miên vốn gần gủi với cái Tuổi 13 yêu đương hay Mùa Thu Cho Em là vậy, Miên cũng là xứ Chùa Tháp, là xứ Khờ Me, là xứ Kăm Pu Chia nơi có Tonlé Sap hay Biển Hồ đấy... và tầm tư tưởng cùng nếp sống sinh động của truyện Ba Sinh Hương Lửa của cụ Doãn Quốc Sỹ, bố của các em Thái, Hưng, Vinh, Hương, Hiển.

Doan_Quoc_SiDoan_Quoc_Si_1

   Duyên nợ ba sinh là gì?

Diễn nôm dẫn giải thì "duyên nợ ba sinh" hay "kiếp ba sinh" theo văn học xứ ta là cha của vũ trụ này khi đề cập về những tiền kiếp, tái sinh và kiếp luân hồi. Này nhé, ví dụ một kiếp người ví von tương đương mí "một sinh". Theo triết thuyết của nhà Phật là con người liên tục bị kẹt vào vòng luẩn quẩn trong sự luân hồi chuyển kiếp triền miên. Sau khi qua đời, người ta phải chui ra đầu thai vào kiếp khác để gánh cái nghiệp mà người ta đã tạo ra trong kiếp này. Như vậy theo thuyết nhà Phật cái nghiệp của kiếp này chính là hậu quả của kiếp trước, đồng thời cũng do nguyên nhân của kiếp sau. Con người muốn sau khi qua đời được tái sinh ra ngoài luân hồi tức nhập Niết Bàn thì phải tu hành đạt đạo hạnh, tu thân tích đức,... Diễn nôm rộng nghĩa vào kiếp sống thực tế có yêu đương dày vò tâm thức, dày vò thân xác thì người ta yêu nhau rã rời khi nhận nhau làm vợ chồng thì cũng phải trải qua 3 kiếp. Kiếp này làm vợ chồng là để trả nợ cái ân tình vợ chồng của kiếp trước. Ý nghĩa của "Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp ăn ở tử tế mí nhau, xin đừng có xập xí ngầu phở cơm hay cơm phở vốn nhức đầu chít cha. Ý nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định. Trong bài thơ "Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường" của cụ bà Hồ Xuân Hương có câu:

"Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
 Cái nợ ba sinh đã trả rồi!"

Trong "Đoạn Trường Tân Thanh" của cụ Nguyễn Du cũng có câu:

"Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Thì chi đem giống khuynh thành trêu ngươi".

Tôi có viết truyện "Chuyện Xưa Cầu Cá":

http://www.ninh-hoa.com/VietHai-ChuyenXuaCauCa.htm

Kho Tra

Truyện kể về món khô tra béo ngậy bờ môi. Dĩ nhiên khô tra phải phát xuất từ cá tra. Mà cá tra từ Biển Hồ trên xứ láng giềng thân thương Kampuchea vừa trôi xuống vừa sinh nở và lớn lên ở đầu nguồn sông Hậu thuộc xứ ta. Hàng trăm năm trước, bà con ta nơi đây đã biết vớt cá bột, cá con bé tí nở ra từ trăm ngàn trứng, cá con nuôi dưỡng thành cá giống bán cho những nhà bè. Khi cá cái ỏng ẹo vẫy đuôi làm dáng sinh ra duyên nợ ba sinh, khi ong bướm chịu đực, chịu khó đẻ nhiều con. Mà ở thế kỷ trước ta chưa có mí ông GE, Maytag, Whirpool, LG, Frigidaire, Amana, Kenmore, Samsung, Westinghouse, KitchenAid,... ăn cá tươi không hết thì ta xẻ cá làm khô vậy. Sách "Gia Định Thành Thông Chí" của cụ Trịnh Hoài Đức có ghi: "Tra ngư, vi và kỳ có xương nhọn, không có vảy, mình xanh, bụng trắng, lớn năm sáu thước, béo lắm. Thịt dùng phơi khô, mỡ dùng thắp đèn, sơn ghe".
Kgo Tra

Theo nguyên tắc chuyên môn về ngành dưỡng ngư như cá tra, thì nuôi cá mà cá càng lớn làm khô càng ngon, nhưng ngon nhất là cá nuôi khoảng 3, 4 năm tuổi, nặng chừng 5, 7 kg. Khi làm cá, người ta nắm chặt đuôi, cầm cây to đập mạnh xuống đầu cá. Không làm vậy, đuôi cá vẫy đập xuống nền gạch sẽ khiến khúc này bị bầm đỏ, khô không đẹp và miếng khô mất ngon. Sau khi cắt đầu, lấy hết ruột gan và mỡ, phần còn lại được ngâm trong nước. 4, 5 tiếng đồng hồ sau, cá nổi lên, vớt ra, xẻ, lóc bỏ xương rồi ngâm nước muối bão hòa rồi đem phơi vừa nắng. Nếu phơi quá nắng khô sẽ bị "mất nước" (dehydrated), mỡ từ thịt cá cứ tuôn ra mãi, giảm ngon và mất ký. Nếu phơi thiếu nắng, miếng khô còn tanh mùi cá, không thơm đâu nhe bà con.

Khô cá tra muốn ngon hấp dẫn thị giác, lôi cuốn vị giác, dụ dỗ khứu giác, hay quyến rũ dạ dầy chỉ chiên xù hay chiên phồng, và không nên nướng như các loại khô khác. Để có miếng khô chiên phồng, giòn thơm và béo, độc đáo nhất cõi đời ô trọc ba sinh này là ta phải chiên bằng nước lạnh. Cho nước lạnh vào chảo, đun sôi, thả miếng khô vào. Khi nước cạn, trở qua trở lại vài lần là miếng khô nở phồng trương to lên, khô trở màu vàng ươm, thơm lừng không gian, tí xốp tí giòn và béo ngậy bờ môi, mà khi ăn mí cơm nguội sẽ nhớ hoài, còn ăn mí "phở" cũng sẽ nhớ mãi kiếp ba sinh hương lửa của Biển hồ Tonlé Sap hay của truyện "Chuyện Xưa Cầu Cá" vậy.

Chấm hết.
Trần Việt Hải

 

Thăm quê hương của Nhà Văn Việt Hải...

Tran_Viet_Hai

Bình Trương, Lưu Anh Tuấn, Trần Việt Hải
Tết Bolsa 2013
Hình này...không phải chụp ở Tây Ninh!
NV Việt Hải không về Việt Nam, không về Tây Ninh khi đảng CSVN còn cai trị VN!

Mời qúi vị đi thăm quê hương Tây Ninh quê hương của NV Việt Hải...

LAT

Đến với Tây Ninh mùa nắng cháy



Chúng tôi đến với Tây Ninh vào một ngày cuối tháng 2. Mùa này, đi trên những cung đường nắng cháy rát mặt, gió thổi vù vù.
Cảnh bên đường như chào đón những những vị khách phương xa đến với một Tây Ninh không ồn ào, náo động.
Nếu chạy xe máy từ Sàigon, bạn phải đi thẳng quốc Lộ 22 qua địa phận Củ Chi, mất hơn 3 giờ mới đến được thành phố Tây Ninh. Chúng tôi chọn điểm dừng chân đầu tiên tại thị trấn Trảng Bàng và thưởng thức món bánh canh nổi tiếng ở đây.
Sau đó, chúng tôi di chuyển tới hồ Dầu Tiếng. Chạy dọc theo con đường đất bao quanh bờ hồ mới cảm nhận được hồ Dầu Tiếng rộng lớn và đẹp đến chừng nào. Ở đây có khu du lịch hồ Dầu Tiếng mà bạn chỉ mất 3.000 đồng để mua vé vào cổng. Không giống như nhiều nơi, khu du lịch hồ Dầu Tiếng đậm vẻ hoang sơ, có đồi núi bao quanh, những con đường chạy dài về phía núi Cậu, chùa Ông hay những lô cao su đến mùa thay lá.
Tại Tây Ninh, suối Trúc cũng là một trong những địa điểm thu hút khách về thăm quan. Tuy nhiên vào mùa này suối không còn nước, có lẽ vì thế mà khách tới đây cũng ít hơn so với mùa mưa.

Tay_Ninh
Đàn trâu tắm mát ở hồ Dầu Tiếng.

Ca Kho
Cá được làm sạch và phơi khô sau khi thu mua từ các thuyền đánh cá.

La Tre
Suối Trúc vào mùa khô ít người tới thăm quan, trúc cũng đang mùa thay lá, vàng hoe.
Tòa thánh là địa điểm bạn không thể bỏ qua. Bạn sẽ bất ngờ với sự đồ sộ, sang trọng, cổ kính của Tòa thánh. Đây cũng là vùng thánh địa thiêng liêng - nơi tập trung các cơ quan trung ương điều hành nền đạo của Hội thánh.
Đặc biệt, nếu đi vào ngày lễ hoặc cuối tuần, bạn có thể được chứng kiến nghi thức lễ tang của những người theo đạo Cao Đài.
Leo núi Bà Đen có lẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất với chúng tôi. Có độ cao gần 966m, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Cảm giác chinh phục chặng đường hơn 1.200m với hơn 1.000 bậc thang thật tuyệt. Tuyệt hơn là cảm giác vừa kịp ngắm hoàng hôn trên núi.

Toa Thanh
Toàn cảnh phía ngoài Tòa thánh.

Toa Thanh
Bên trong Tòa thánh đang thực hiện tang lễ cho một người theo đạo Cao Đài.

Toa Thanh
Kiến trúc độc đáo ở Chùa Bà.

Toa Thanh Tay Ninh

Tay Ninh
Nhiều người tới đây cầu khấn.
Để lên đỉnh núi Bà Đen, bạn có 3 cách: đi cáp treo, máng trượt và đi bộ. Hai bên đường lên núi là những quán bán đồ lưu niệm. Trên đường lên tới đỉnh, bạn có thể ghé thăm Hang Gió, Chùa Hang... Núi Điện Bà được xem là nơi cao nhất của núi, tới đây, khách thăm quan có thể ngủ lại và ăn cơm chay.
Ngày hôm sau, chúng tôi chạy xe từ thành phố Tây Ninh về Gò Dầu, đi cửa khẩu Mộc Bài. Trời Tây Ninh tháng 2 nắng cháy, con đường Xuyên Á dẫn tới của khẩu dài, rộng và xa. Đi đường chỉ nghe tiếng động cơ xe, nắng lại càng gắt hơn.
Tới cửa khẩu, bạn sẽ nhận thấy khung cảnh nhộn nhịp nơi này, xe ra vào liên tục, điểm đông nhất khu chợ biên giới Mộc Bài. Vào tới đây, bạn chỉ cần gửi xe, sẽ có xe điện đón bạn vào mua sắm ở siêu thị miễn thuế. Đi siêu thị này cảm giác thật đặc biệt. Những chiếc xe điện chật cứng chỗ, người ta chen lấn nhau mua hàng. Với mỗi chứng minh nhân dân, bạn có thể mua hàng dưới mức 1 triệu đồng.

Xe Dien Moc Bai
Đi xe điện ở chợ biên giớ Mộc Bài.
Đến thành phố Tây Ninh, bạn không nên bỏ qua những món ăn đường phố thú vị như bánh canh, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, thằn lằn núi. Trước khi về, bạn cũng có thể ghé mua ít bánh tráng và muối ớt làm quà cho bạn bè, ở các quán ven đường bày bán rất nhiều.
Thịnh Thanh ST

 

AcDieu

Tin Buồn

2014

01-2014

02-2014

TIME